Freeship cho đơn hàng 500k

Dùng siro ho đúng cách

Nhiều phụ huynh với tâm lý “cắt nhanh bệnh” cho con, nên thậm chí còn dự trữ siro ho sẵn trong tủ lạnh để bất cứ khi nào con ho hắng là có thuốc để dùng ngay.


Ảnh minh họa 

Nói đến siro ho chắc hẳn nhiều ông bố bà mẹ không còn xa lạ gì bởi ít nhất đã từng cho trẻ uống chế phẩm này để cắt cơn ho Nhiều phụ huynh với tâm lý “cắt nhanh bệnh” cho con, nên thậm chí còn dự trữ siro họ sẵn trong tủ lạnh để bất cứ khi nào co ho hắng là có thuốc để dùng ngay. Và thực tế, có nhiều trẻ lúc mới đầu được uống siro ho thì cơn ho dứt nhanh chóng, nhưng một thời gian sau, bé như nhờn thuốc vậy, ho kéo dài ngày hơn.

Vậy, có nên dùng siro ho cho trẻ hay không và dùng như thế nào cho đúng. Chúng ta cùng đến với những tư vấn của PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai….

Tiếp tục với một câu chuyện của người mẹ trẻ về trường hợp con mình đã dùng thuốc siro ho như thế nào: Bé Xí Muội được cả gia đình chị Cúc (ở Quận 7, Tp.HCM) "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa". Mọi biểu hiện khác lạ ở con, chị Cúc đều để ý, lo lắng. Là một bà mẹ yêu thương con song chị lại mắc bệnh... hay lo lắng, đôi khi là thái quá.

Nghe bạn bè bảo, chị mừng rỡ khi biết nếu con ho hắng, sụt sịt, để phòng ngừa thì khi "chớm bị" nên cho bé uống ngay siro, thuốc lành lại dễ uống có vị ngọt. Quả nhiên, bé Xí Muội thích uống thuốc này thật và thuốc cũng có hiệu quả nhanh chóng. Thế nhưng đợt ho gần đây, dù uống thuốc đã được một tuần nay, bé vẫn ho, thậm chí ho dữ dội hơn. Đi khám bệnh, chị mới biết con bị ho kéo dài là do mẹ lạm dụng siro dài ngày trong khi con vẫn bị ra mồ hôi trộm.

Ho là một phản xạ sinh lý hết sức bình thường có tính chất bảo vệ cơ thể trẻ. Ho giúp cơ thể thực hiện loại bỏ các chất xuất tiết từ đường hô hấp, ho giúp con long đờm, nuốt vào trong hoặc khạc ra bên ngoài được dễ dàng.

Do đó, việc lạm dụng siro ho để ức chế ho, trẻ không ho được sẽ khiến đờm ứ đọng, tắc nghẽn trong đường thở, làm trẻ khó thở và có thể dẫn tới nguy cơ xấu với sức khỏe của trẻ.

Siro ho không phải là cứu cánh cho cha mẹ mỗi khi con bị ho. Và để điều trị ho dứt điểm cho trẻ, trước hết chúng ta cần phải biết được nguyên nhân gây ra cơn ho. Có nhiều nguyên nhân gây ho ở trẻ, nhưng thường gặp là do trẻ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm amiđan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…trong đó đáng ngại nhất là viêm phổi, vì những biến chứng của viêm phổi rất nhanh và nguy hiểm. Vậy làm thế nào để xác định trẻ có bị viêm phổi hay không?...

Còn trong trường hợp trẻ bị ho do nước mũi chảy xuống họng, chúng ta chỉ cần dùng thuốc nhỏ mũi, vệ sinh sạch mũi thì trẻ sẽ hết ho quý vị nhé. Ngoài ra, để giảm thiểu những cơn ho kéo dài của con, cha mẹ nên đảm bảo không gian thoáng đãng cho trẻ, tuyệt đối không hút thuốc trong nhà. Và khi trẻ có dấu hiệu ho kéo dài, tốt nhất bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa để chẩn đoán chính xác và để điều trị kịp thời giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Nguồn vovgiaothong.vn